Hotline tư vấn 0348 111 515
Hotline cấp cứu 02773 828 115
banner

TIÊM NGỪA VẮC XIN CÚM - CÁCH HIỆU QUẢ NHẤT GIÚP PHÒNG TRÁNH CÚM MÙA

Thứ hai, 20/02/2023, 15:24 GMT+7

  1. Vắc xin cúm mùa là gì?

Vắc xin cúm là loại vắc xin phòng ngừa sự xâm nhập và tấn công của các chủng virus cúm. Tiêm ngừa vắc xin cúm hàng năm mang lại những lợi ích to lớn, giúp trẻ em và người lớn giảm tối đa tỷ lệ mắc bệnh, nguy cơ biến chứng nặng, nhập viện và tử vong do cúm.

  1. Vắc xin cúm mùa hoạt động như thế nào?

Vắc xin cúm bảo vệ cơ thể bằng cách tạo ra kháng thể đặc hiệu chống lại virus cúm, các kháng thể này sẽ có sau khi chủng ngừa khoảng 2-3 tuần. Các kháng thể đặc hiệu này sẽ giúp tiêu diệt virus (trung hòa virus) khi cơ thể tiếp xúc với mầm bệnh cúm nhằm giúp giảm khả năng nhiễm bệnh và giảm mức độ nặng của bệnh nếu có bị mắc

Tuy nhiên, nồng độ kháng thể sẽ giảm dần theo thời gian, và các chủng virus cúm thay đổi liên tục từ năm này sang năm khác, đó là lý do tại sao công thức vắc xin phòng cúm luôn được cập nhật mỗi năm để phù hợp với chủng virus hiện đang lưu hành và việc tiêm nhắc lại vắc xin cúm hằng năm là rất cần thiết để duy trì sự bảo vệ cao nhất.

  1. Vì sao cần tiêm ngừa vắc xin cúm cho trẻ

Trong những năm tháng đầu đời của trẻ, hệ miễn dịch và kháng thể còn rất non yếu nên việc tiêm ngừa vắc xin giúp tạo lá chắn bảo vệ bé trước các bệnh cúm mùa. Ở trẻ em, khi mắc bệnh cúm dễ xảy ra các biến chứng nặng nguy hiểm như: sốt cao, co giật, biến chứng đường hô hấp (viêm phổi, viêm phế quản,..)

Bệnh cúng thường có khả năng xảy ra quanh năm, nhưng cao điểm vào tháng 3 -4 và tháng 9 – 10. Nên tiêm phòng cúm cho trẻ đủ 2 liều trước thời gian cao điểm trên.

Hiện nay, Vắc-xin cúm thường có ở dạng tiêm bắp, bố mẹ có thể tiêm ngừa cho trẻ khi từ 6 tháng tuổi. Đối với những trẻ dưới 9 tuổi:

  • Nếu tiêm phòng cúm lần đầu thì lịch tiêm sẽ là 2 mũi , mỗi mũi cách nhau 01 tháng
  • Sau đó tiêm nhắc lại 01 mũi hằng năm. 
  1. Cách theo dõi sau tiêm cho trẻ

Các bố mẹ lưu ý, dù là tiêm ngừa vắc xin nào cho trẻ cũng nên tiêm vào buổi sáng vì thời gian này thuận lợi để theo dõi phản ứng sau tiêm cho trẻ.

Sau khi tiêm phòng cúm cho trẻ có thể xảy ra các phản ứng phụ như:

  • Sưng đau tại chỗ;
  • Các triệu chứng giả cúm như: Sốt, hắt hơi, sổ mũi như người bị cúm.

Tuy nhiên, các triệu chứng sau tiêm phòng cúm này sau 1 - 2 ngày sẽ tự hết. Để đảm bảo an toàn thì cần theo dõi trẻ 30 phút sau tiêm và trong 24 giờ đầu. Một số vấn đề cần lưu ý khi tiêm phòng cúm mùa cho trẻ chính là:

  • Có sưng đỏ vị trí tiêm không?
  • Trẻ có bị sốt không?
  • Trẻ có bị nổi mẩn, khó thở hay co giật không?

Tóm lại, virus cúm rất dễ lây lan, do vậy cha mẹ cần chủ động tiêm phòng cúm cho trẻ để giúp bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm do cúm gây ra.


BV Tâm Trí Hồng Ngự

Giới hạn tin theo ngày :