Hotline tư vấn 0348 111 515
Hotline cấp cứu 02773 828 115
banner

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TUÝP 1.5 (LADA) : NGUYÊN NHÂN, CHẨN ĐOÁN, CHỮA TRỊ ?

Thứ hai, 24/06/2024, 08:52 GMT+7

Đái tháo đường tuýp 1.5, còn gọi là đái tháo đường tự miễn tiềm ẩn ở người lớn (LADA: Latent Autoimmune Diabetes of Adults), là 1 dạng của đái tháo đường tuýp 1 (nó còn được gọi là Đái tháo đường tuýp 1 tiến triển chậm) được đặc trưng bởi sự khởi phát đái tháo đường muộn (Thường xuất hiện sau 30 tuổi) so với Đái tháo đường tuýp 1 kinh điển.

Ở bệnh nhân LADA, hệ miễn dịch của cơ thể xem các tế bào beta ở tuyến tụy là những “kẻ lạ” và  tiêu diệt những tế bào có chức năng tiết insulin này. Hậu quả là sự giảm các tế bào beta và sự thiếu hụt insulin, tuy nhiên, ở bệnh nhân LADA, người ta nhận thấy có các đáp ứng miễn dịch có tác dụng bảo vệ quá trình tự miễn gây phá hủy các tế bào beta diễn ra chậm hơn nhiều so với đái tháo đường tuýp 1 và bệnh nhân LADA thường chỉ có 1 loại kháng thể miễn dịch kháng tụy trong khi ở bệnh nhân Đái tháo đường tuýp 1 thường có nhiều hơn 1 loại kháng thể dương tính.

Mặc dù vấn đề chính yếu trong sinh bệnh học của LADA vẫn là sự thiếu hụt tiết insulin của tế bào beta của đảo tụy nhưng LADA cũng tồn tại tình trạng đề kháng insulin, một đặc điểm thường thấy ở đái tháo đường tuýp 2. Có thể thấy có sự pha trộn giữa đái tháo đường tuýp 1 và đái tháo đường tuýp 2 ở LADA.

Tuy đều là đái tháo đường tự miễn nhưng LADA lại khác với Đái tháo đường tuýp 1 ở chỗ những bệnh nhân LADA không bắt buộc sử dụng insulin trong vòng ít nhất 6 tháng kể từ thời điểm chẩn đoán. Thời gian đầu chưa cần insulin ở thời điểm chẩn đoán để kiểm soát đường huyết và có thể kiểm soát bằng các thay đổi về lối sống. Tuy nhiên trong vòng 1 vài năm bệnh nhân LADA sẽ mất hoàn toàn khả năng sản xuất insulin và phải tiêm insulin sớm hơn so với Đái tháo đường tuýp 2.

YTY_TYPE_1.5

Do bệnh nhân LADA thường chẩn đoán nhầm lẫn thành đái tháo đường tuýp 2 nên thường sẽ được điều trị bằng thuốc uống trước tiên. Tuy nhiên, không phải loại thuốc nào cũng đem đến lợi ích tối ưu trên bệnh nhân LADA.

  • Các thuốc kích thích tụy tiết insulin: Thường mang lại hiệu quả ở giai đoạn đầu nhưng sẽ gây hủy tế bào beta nhanh hơn và kiến bệnh nhân nhanh chóng phải sử dụng insulin.
  • Các thuốc bảo vệ tụy như TZD, DPP4-I, GLP-1A có thể được cân nhắc sử dụng nhưng cần có thêm nhiều nghiên cứu để khẳng định hiệu quả của chúng.
  • Khi không thể kiểm soát glucose máu bằng thay đổi lối sống và các thuốc uống thì tiêm insulin là cần thiết. Thực tế thì chính sự thất bại với các biện pháp điều trị thay đổi lối sống và thuốc uống là 1 chỉ điểm cho chẩn đoán LADA thay vì Đái tháo đường tuýp 2.
  • Các thuốc điều biến miễn dịch có thể có lợi, tuy nhiên cho đến nay, các nghiên cứu lâm sàng còn chưa chứng minh được lợi ích rõ ràng của chúng trong điều trị Đái tháo đường tuýp 1.5

Tóm lại:

  • Đái tháo đường tuýp 1.5, là dạng đái tháo đường tự miễn tiềm ẩn khởi phát muộn ở người lớn (LADA), giống Đái tháo đường tuýp 1 là có tự kháng thể chống tiểu đảo tụy nhưng cũng giống Đái tháo đường tuýp 2 là tụy vẫn còn khả năng tổng hợp insulin.
  • Đái tháo đường tuýp 1.5 có thể điều trị bằng metformin, TZD và đặc biệt là insulin, các thuốc điều biến miễn dịch còn đang được tiếp tục nghiên cứu. Không nên sử dụng sulfonylurea, vì không đem lại lợi ích về mặt lâu dài

 

Bệnh viện Quốc tế Tâm Trí Hồng Ngự

Địa chỉ:  Số 12, đường Nguyễn Tất Thành (Bên cạnh quảng trường Võ Nguyên Giáp ), KĐT Bờ Đông, phường An Thạnh, TP. Hồng Ngự, Đồng Tháp

Tổng đài CSKH : 02773 901 000 - Hotline tư vấn và đặt lịch hẹn: 0348 111 515 - Cấp cứu liên hệ 24/7: 02773 828 115

"ALL FOR YOUR HEALTH - TẤT CẢ CHO SỨC KHỎE BẠN”


Bs Phạm Thị Mỹ Quyên - BVQT Tâm Trí Hồng Ngự

Giới hạn tin theo ngày :