Thứ năm, 15/08/2024, 13:46 GMT+7
I./ QUÁ TRÌNH RỤNG RỐN BÌNH THƯỜNG
II./ ĐỊNH NGHĨA
Nhiễm trùng rốn là nhiễm trùng cuống rốn sau khi sanh, có thể khu trú hoặc lan rộng, không còn ranh giới bình thường giữa da và niêm mạc rốn chỗ thắt hẹp và vùng sung huyết sẽ lan rộng ra thành bụng kèm phù nề, rỉ dịch hôi, đôi khi có mủ.
III./ BIẾN CHỨNG
- Nhiễm trùng huyết.
- Huyết khối tĩnh mạch cửa.
- Áp xe gan.
- Viêm phúc mạc.
- Hoại tử ruột.
- Viêm cân cơ thành bụng.
Nhiễm trùng rốn nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.
IV./ DẤU HIỆU CẦN ĐI KHÁM
- Trẻ sốt khóc liên tục, lừ đừ bỏ bú
- Chảy máu rốn nhiều, khó cầm máu
- Da quanh rốn sưng tấy, đặc biệt vùng đỏ da quanh rốn lan rộng
- Rốn ướt hôi, chảy mủ
V. CHĂM SÓC RỐN TRẺ SƠ SINH :
-Rửa tay trước và sau khi chăm sóc rốn
-Lau sạch nhẹ nhàng bằng que tăm bông, nhúng cồn 70 độ hoặc Natriclorid 0.9% sau tắm bé:
+ 1 que lau từ chân rốn lên cuống rốn
+ 1 que lau quanh chân rốn
+ 1 que lau vùng da rộng ra xung quanh rốn
-Nếu vùng rốn dính phân hay nước tiểu nhẹ nhàng lau sạch bằng nước sạch sau đó lau lại bằng nước muối sinh lý.
-Để rốn thoáng mát khô ráu.
-Đóng tả thấp dưới rốn.
VI. NHỮNG ĐIỀU CẦN TRÁNH KHI CHĂM SÓC RỐN :
-Băng dán vùng rốn quá trật hay quá kín.
-Ngâm trẻ vào nước => Khi cuống rốn rụng trẻ tắm như bình thường.
-Giật kéo cuống rốn khi gần rụng => Nên để rốn rụng tự nhiên.
-Không đắp vật lạ lên rốn như: Đắp lá, rắc hạt tiêu, rắc kháng sinh.