Tăng mỡ máu là tình trạng lượng chất béo (cholesterol và triglyceride) trong máu cao hơn mức bình thường.
Đây sẽ là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nếu không được kiểm soát có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- - Xơ vữa động mạch: Các mảng bám tích tụ trong lòng mạch máu, làm hẹp và xơ cứng động mạch.
- - Đột quỵ: Mảng bám vỡ ra, hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu lên não.
- - Nhồi máu cơ tim: Mảng bám vỡ ra, hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu nuôi tim.
- - Các bệnh mạch máu ngoại vi: Ảnh hưởng đến tuần hoàn máu ở các chi
- - Các bệnh về tiêu hóa: Viêm tụy cấp,….
Nguyên nhân gây tăng mỡ máu
- - Chế độ ăn uống: Ăn quá nhiều chất béo bão hòa, cholesterol, đường, ít chất xơ.
- - Ít vận động: Lối sống ít vận động, ít tập thể dục.
- - Di truyền: Tiền sử gia đình có người bị tăng mỡ máu.
- - Các bệnh lý khác: Tiểu đường, suy thận, hội chứng chuyển hóa...
- - Thuốc: Một số loại thuốc có thể gây tăng mỡ máu.
Triệu chứng
Tuy là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng thường không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu. Đến khi bệnh tiến triển, có thể xuất hiện các dấu hiệu như:
- - Đau thắt ngực
- - Khó thở khi làm việc gắng sức
- - Mệt mỏi
- - Đau tê tay chân khi đi bộ, khi vận động
Cách phòng ngừa và điều trị
- - Chế độ ăn uống:
- Hạn chế chất béo bão hòa, cholesterol (thịt mỡ, lòng đỏ trứng, đồ ăn nhanh...)
- Tăng cường chất xơ (rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt)
- Ăn cá ít nhất 2 lần/tuần
- - Tập thể dục đều đặn: 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần.
- - Giảm cân: Nếu thừa cân, béo phì.
- - Kiểm soát đường huyết: Nếu bị tiểu đường.
- - Uống thuốc: Tuân theo chỉ định của bác sĩ
- - Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Để phát hiện và điều trị bệnh sớm.
Điều quan trọng cần nhớ
- - Tăng mỡ máu có thể không có triệu chứng rõ ràng.
- - Điều trị sớm giúp giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, đột quỵ,….
- - Thay đổi lối sống là cách hiệu quả để kiểm soát bệnh không cần dung thuốc.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tăng mỡ máu, hãy đi thăm khám sớm, tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.