Sau khi sanh ngả âm đạo, nhất là phụ nữ sanh nhiều lần, âm đạo – tầng sinh môn thường giãn rộng, đàn hồi kém, nặng hơn có thể gây sa tử cung, sa âm đạo, sa bàng quang và sa trực tràng, lâu dài có thể gây ra các biến chứng nặng như tiêu tiểu không tự chủ, nhiễm khuẩn tiết niệu, táo bón, viêm loét âm đạo và cổ tử cung. Các tình trạng này làm cho chị em phụ nữ mất tự tin trong cuộc sống vợ chồng, giảm khoái cảm và ảnh hưởng không nhỏ đến hạnh phúc gia đình cũng như giảm chất lượng cuộc sống. Vì vậy, thẩm mỹ âm đạo – tầng sinh môn là phẫu thuật có thể giúp chị em phụ nữ giải quyết các vấnThẩm mỹ âm đạo – tầng sinh môn là gì?
- Thẩm mỹ âm đạo - tầng sinh môn là phẫu thuật thu nhỏ âm đạo, cắt bỏ phần da thừa để chị em nhanh chóng lấy lại sự tự tin với bạn đời.
- Phẫu thuật thu nhỏ ống âm đạo giúp phục hồi chức năng khoái cảm khi gần gũi chồng của người phụ nữ sau khi sinh nở.
- Bên cạnh đó, việc làm nhỏ âm đạo còn giúp cải thiện những khiếm khuyết của cơ quan sinh dục như nâng đỡ tái tạo vùng sàn chậu từ đó hạn chế một phần sa bàng quang, sa trực tràng sau này.
Những trường hợp nào cần thẩm mỹ âm đạo – tầng sinh môn?
Thẩm mỹ âm đạo – tầng sinh môn áp dụng cho các trường hợp sau:
- - Chấn thương âm đạo – tầng sinh môn.
- - Sa tử cung, sa thành âm đạo.
- - Ống âm đạo, tầng sinh môn giãn rộng do quá trình sinh đẻ, tuổi tác.
- - Ống âm đạo rộng bẩm sinh, ảnh hưởng lớn tới quan hệ vợ chồng.
Thời điểm làm thẩm mỹ âm đạo – tầng sinh môn là khi nào?
Không phải tất cả các chị em nào cũng cần thiết làm thẩm mỹ âm đạo – tầng sinh môn. Các chị em cần đến bệnh viện có chuyên khoa Phụ Sản để được bác sĩ thăm khám, đánh giá và tư vấn cụ thể từng trường hợp. Thời điểm tốt nhất để làm thẩm mỹ âm đạo – tầng sinh môn là:
- - Sau khi sạch kinh 7 – 10 ngày.
- - Ngay trong cuộc sanh ngả âm đạo, sau khi sổ nhau thai.
- - Hết thời gian hậu sản, khoảng 6 – 8 tuần sau sanh.
- - Đảm bảo: âm đạo không viêm nhiễm, không ra huyết tại thời điểm làm phẫu thuật. Điều trị ổn các bệnh kèm theo (nếu có).
Chăm sóc sau phẫu thuật.
- - Cần chú ý giữ vệ sinh vùng phẫu thuật để đề phòng nhiễm khuẩn.
- - Cần rửa sạch vết khâu bằng nước muối sinh lý hàng ngày.
- - Uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
- - Kiêng sinh hoạt vợ chồng trong vòng 2 tháng kể từ ngày phẫu thuật
- - Tránh hoạt động mạnh như chạy xe máy trong 1-2 tuần đầu
- - Không tập thể dục mạnh trong 4 tuần đầu sau phẫu thuật
- - Tái khám: sau 2 tuần hoặc ngay khi có dấu hiệu bất thường