Hotline tư vấn 0348 111 515
Hotline cấp cứu 02773 828 115
banner

TÌM HIỂU VỀ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM

Thứ tư, 07/08/2024, 08:03 GMT+7

Tình hình ngộ độc thực phẩm ở Việt Nam

Theo thống kê của Bộ Y tế, từ năm 2010-2019, Việt Nam ghi nhận 1.556 vụ ngộ độc thức ăn với hơn 47.400 người mắc, trong đó 40.190 trường hợp phải nhập viện điều trị và 271 trường hợp tử vong. Riêng năm 2020, tính đến ngày 31/5, cả nước ghi nhận 48 vụ ngộ độc thực phẩm làm hơn 870 người mắc phải, 824 người nhập viện điều trị và 22 người tử vong. Nguyên nhân ngộ độc được xác định chủ yếu là do thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật (33%), thực phẩm bị ô nhiễm hóa chất (27%), thực phẩm chứa các chất độc tự nhiên (37,5%), thức ăn bị nhiễm thuốc trừ sâu (phun hàm lượng cao, không cách ly với ngày thu hoạch) hoặc các chất phụ gia như hàn the, màu công nghiệp, đường hóa học, … với dư lượng độc tố cao.

NYTP

Vừa qua, Bệnh viện Quốc tế Tâm Trí Hồng Ngự đã nhận cấp cứu, điều trị nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm đơn lẻ và tập thể. Nhờ người bệnh nhận biết và nhập viện điều trị kịp thời nên hầu hết bệnh nhân hồi phục sớm, hoàn toàn, không biến chứng. Qua đó, nhằm nâng cao hiểu biết trong cộng đồng, chúng tôi xin cập nhật một số kiến thức về ngộ độc thực phẩm.

NGY_YYC_THYC_PHYM

Khái niệm

Ngộ độc thực phẩm hay còn gọi là ngộ độc thức ăn hoặc trúng thực, là tình trạng người bệnh bị trúng độc, ngộ độc do ăn uống phải những thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc các loại thực phẩm bị biến chất, ôi thiu, vượt quá liều lượng cho phép các chất bảo quản, chất phụ gia, …

Biểu hiện, nhận biết ca bệnh

  • Ngộ độc thực phẩm thường biểu hiện bởi chùm ca bệnh, là những người cùng ăn chung một loại thực phẩm có biểu hiện giống nhau, trong khi những người không ăn loại thực phẩm đó không có biểu hiện gì.
  • Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm thường gặp: buồn nôn, nôn mữa, tiêu chảy, sốt, đau đầu, đau bụng quằn quại.
  • Trường hợp bệnh nặng hơn có thể có những triệu chứng sau: dấu mất nước với môi khô, mắt trũng, khát nước, mạch nhanh; tiêu chảy ra máu; trụy tim mạch; sốc nhiễm khuẩn; yếu cơ, ngứa ran trên da; nhìn mờ hoặc nhìn đôi

Hướng dẫn sơ cứu, xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm

  • Gây nôn: Đối với những người có triệu chứng nôn mửa ngay sau khi ăn phải thực phẩm nhiễm độc, hoặc những người bệnh còn tỉnh táo, chưa có triệu chứng ngộ độc cần lập tức dùng mọi biện pháp kích thích để nôn hết những thức ăn ra khỏi dạ dày, có thể dùng ngón trỏ (đã được rửa sạch) để ép vào góc lưỡi người bệnh, hoặc pha nước muối hòa tan trong nước ấm để kích thích người bệnh nôn càng nhiều càng tốt, hạn chế các loại độc tố ngấm vào cơ thể người bệnh.
  • Bù nước đã mất, bù điện giải như natri, kali, canxi hoặc uống Oresol duy trì cân bằng lượng nước cơ thể đã thất thoát do tiêu chảy, nôn ói. Trường hợp người bệnh không ăn uống được, khát nước hoặc cảm giác mệt nhiều thì phải nhanh chóng đưa người bệnh đi cấp cứu tại cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm

Bao gồm nhiều quá trình như:

  • Chọn thực phẩm an toàn: cần lựa mua những thực phẩm tươi sống, không bị ôi thiu, không bị kém chất lượng, không hết hạn sử dụng, không có xuất xứ rõ ràng.
  • Bảo quản thực phẩm: bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh ở nhiệt độ phù hợp và trong thời gian cho phép; không để thức ăn ở ngoài quá hai giờ; không quá một giờ đồng hồ vào mùa hè hoặc khi thời tiết nắng nóng vì có thể gây hư hỏng, ôi thiu.
  • Chế biến thức ăn: Rửa tay trước khi tiếp xúc thực phẩm, trong và sau khi chế biến món ăn để ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn qua đường ăn uống; Làm sạch các nguyên vật liệu trước khi chế biến món ăn.

nhung-thac-mac-ve-viec-rua-tay1_800x400


Mọi thắc mắc khách hàng vui lòng liên hệ : Bệnh viện Quốc tế Tâm Trí Hồng Ngự

Địa chỉ: Số 12, đường Nguyễn Tất Thành, KDT Bờ Đông, phường An Thạnh, TP Hồng Ngự, Đồng Tháp

Tổng đài CSKH : 02773 901 000

Hotline tư vấn và đặt lịch hẹn: 0348 111 515

Cấp cứu liên hệ 24/7: 02773 828 115

"ALL FOR YOUR HEALTH - TẤT CẢ CHO SỨC KHỎE BẠN”
Bs. Nguyễn Lê Tùng- Khoa HSCCBệnh viện Quốc Tế Tâm Trí Hồng Ngự

Giới hạn tin theo ngày :