Permanent Doctor 0348 111 515
Emergency Hotline 02773 828 115
banner

TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN Ở TRẺ EM

Monday, 15/04/2024, 10:51 GMT+7

 

Những điều cần biết?

01_1

Là sự trào ngược các chất chứa trong dạ dày như thức ăn, dịch dạ dày, không khí... vào thực quản .

Hay gặp ở lứa tuổi sơ sinh, trẻ nhỏ và cải thiện dần khi trẻ lớn lên,

Triệu chứng đa dạng: Trẻ nhỏ thường có biểu hiện trớ sữa, hoặc ợ hơi xảy ra trong  và sau bú, các triệu chứng hô hấp như ho, khò khè.. Trẻ lớn có thể gặp cảm giác nóng rát sau xương ức, khó nuốt.

Nguyên nhân từ đâu? 

02_1

Khi cơ thắt vòng phía dưới thực quản không đóng kín gây trào ngược chất chứa: từ dạ dày lên thực quản.

Trào ngược đa phần sinh lý, không ảnh hưởng đến sinh hoạt và phát triển thể chất của trẻ

90% trẻ hết triệu chứng trong khoảng 12-18 tháng tuổi.

Trào ngược dạ dày thực quản khi kèm biểu hiện chậm tăng cân, khò khè, ói máu hoặc tiêu máu, ói dịch xanh (dịch mật), và bất kỳ triệu chứng bất thường nào khác gây lo lắng, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Trào ngược do dày thực quản chẩn đoán như thế nào?

Triệu chứng nghi ngờ thường xuyên ọc sữa, ợ sau bú, triệu chứng hô hấp kéo dài, nóng rát sau xương ức, khó nuốt (trẻ lớn).

 Đo pH thực quản 24h Số lượng/ tần suất có pH<4 trong thực quản.

Siêu âm Đo chiều dài thực quản bụng và đếm số dòng trào ngược trong 5 -10 phút Phân biệt nguyên nhân gây nôn ói khác như hẹp phì đại cơ môn vị.

Điều trị và chăm sóc trẻ

03_1

Nên:

Chia nhỏ cử bú/ bữa ăn và làm thức ăn đặc hơn

- Giữ trẻ ở tư thế thẳng, đầu cao sau bú khoảng 50 phút Cho trẻ ợ hơi sau bữa bú để làm giảm trào ngược

- Đưa trẻ đi khám ngay khi:

Ói máu hoặc dịch một, tiêu máu

Trẻ chậm tăng cân,

Các triệu chứng không cỏi thiện sau khi áp dụng biện pháp trên,

Có biểu hiện bết thường khiến cha mẹ lo lắng

Không Nên:

- Sử dụng thực phẩm kích thích hoặc thuốc làm dãn cơ thắt như: socola, cà phê, thuốc nhóm xanthine, adrenergic, thuốc kháng cholinergic.

- Tiếp xúc khói thuốc lá tăng cân quá mức.

- Mặc quần áo quá chật.

 - Để trẻ ho, bón kéo dài không điều trị.

 - Đè ép lên bụng trẻ sau bú, sẽ làm tăng áp lực ổ bụng dễ gây trào ngược.


BS Nguyễn Văn Vịnh - Khoa Nhi Bệnh viện Quốc tế Tâm Trí Hồng Ngự