Permanent Doctor 0348 111 515
Emergency Hotline 02773 828 115
banner

DỊ VẬT TRONG TAI TRẺ - BỐ MẸ NÊN XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO ?

Monday, 23/10/2023, 09:30 GMT+7

Một trong những dị vật thường gặp chuyên khoa Tai Mũi Họng là dị vật mắc trong tai. Đây là trường hợp dễ gặp ở trẻ nhỏ, tuy không quá nguy hiểm nhưng dị vật trong tai sẽ gây ra nhiều sự khó chịu và đau đớn. Nếu xảy ra ở trẻ nhỏ thì hầu hết sẽ làm các bậc phụ huynh lo lắng và bối rối, không biết xử trí như thế nào cho an toàn và phù hợp. Trong một số trường hợp nặng, dị vật khi rơi vào tai trẻ gây tắc nghẽn, dẫn đến viêm ống tai thậm chí có nguy cơ làm thủng màng nhĩ, gây ảnh hưởng đến thính lực lâu dài của trẻ. Bố mẹ cần hiểu rõ về các trường hợp dị vật tai để có hướng xử trí phù hợp, đảm bảo an toàn cho trẻ.

anh

Trường hợp dị vật trong tai của bé Đ.P sinh năm 2013 ngụ tại Tam Nông – Đồng Tháp là một trong những trường hợp dị vật trong tai đặc biệt mà phòng khám Tai Mũi Họng - Bệnh viện Quốc tế Tâm Trí Hồng Ngự tiếp nhận và xử trí. Theo chia sẻ của người nhà, dị vật đã từng được phát hiện trong tai bé từ khi bé Đ.P khoảng 1 tuổi nhưng lúc đó người nhà cứ nghĩ là ráy tai nên không thực sự quan tâm. Trong thời gian gần 10 năm, tình trạng tai bé cứ thỉ thoảng đau rồi lại hết, dấu hiệu không rõ ràng làm cho người nhà lầm tưởng là bệnh viêm tai thông thường nên chỉ mua thuốc uống giảm đau. Đến thời gian gần đây,người nhà đưa bé đến bệnh viện thăm khám vì bé xuất hiện tình trạng đau tai nhiều hơn và “khối đen” trong tai ngày càng to. Tại đây, bác sĩ chuyên khoa đã thực hiện nội soi tai kiểm tra, đưa ra chẩn đoán chính xác là dị vật tai, xác định rõ tính chất và vị trí dị vật, thực hiện gắp dị vật qua nội soi. Sau gần 10 năm mắc kẹt trong tai, cuối cùng dị vật đã được bác sĩ gắp ra kịp thời, không đâu cũng như không làm ảnh hưởng đến ống tai và màng nhĩ của bé.

Theo chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Hoàng Thái – Chuyên khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Quốc tế Tâm Trí Hồng Ngự “Trường hợp dị vật ở tai trong khoảng thời gian gần 10 năm là một trường hợp khá hy hữu. Dị vật nằm ở vị trí rất sâu, sát trên màng nhĩ, việc thực hiện gắp dị vật phải thật cẩn thận và chính xác. Rất may mắn là do dị vật có cấu tạo bằng nhựa, không có các góc cạnh nhọn nên dù rơi vào tai đã lâu nhưng không làm tổn thương màng nhĩ và ảnh hưởng đến thính lực của bé”

1. CÁC DỊ VẬT TRONG TAI VÀ NGUYÊN NHÂN THƯỜNG GẶP

Dị vật trong tai là trường hợp một số vật thể lạ và có kích thước nhỏ như côn trùng, các loại hạt, bông gòn, chi tiết nhỏ của đồ chơi,.. vô tình rơi vào ống tai gây ra cảm giác khó chịu và có thể dẫn đến tổn thương ống tai, màng nhĩ.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến dị vật trong tai trẻ nhỏ, những nguyên nhân phổ biến nhất chính là :

- Trong quá trình ngủ, khi đó các loại côn trùng như kiến, ruồi, gián,... có thể chui vào bên trong tai.

- Trẻ nhỏ hiếu động, dị vật có thể xuất phát từ sự tò mò của trẻ. Các bé thường đưa các vật thể lạ vào trong tai của mình như các loại hạt, đồ chơi có chi tiết nhỏ..

- Nguyên nhân thứ ba có thể xuất phát trong quá trình người thân ngoáy tai cho trẻ, vô tình làm rơi  bông gòn vào tai.

 

2. CÁCH XỬ TRÍ KHI PHÁT HIỆN DỊ VẬT TRONG TAI TRẺ

Đối với dị vật là côn trùng như :gián, kiến, ruồi, … khi chui vào tai, các côn trùng này thường di chuyển, cắn, ... gây đau đớn, phù nề hoặc chảy máu trong tai, đôi khi có thể tổn thương ống tai, màng nhĩ. Đặc biệt đối với các côn trùng có chân gai nhọn như gián hoặc dế. Cách xử trí khi dị vật là côn trùng chui vào tai :

- Cần bình tĩnh, không tự ý ngoáy móc, có thể khiến côn trùng di chuyển vào sâu hơn trong ống tai hoặc cào cấu mạnh hơn gây đau nhức, tổn thương ống tai, màng nhĩ

- Đến gặp trực tiếp bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng gần nhất để được gắp dị vật ra một cách an toàn.

- Nếu chưa thể đến gặp bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng, có thể dùng nước muối sinh lý nhỏ vào tai có dị vật để làm ngạt chết côn trùng. Lưu ý, ngoài nước muối sinh lý, không nên tự ý dùng các loại dung dịch theo phương pháp dân gian như dầu ăn, dầu dừa hoặc bất kỳ dung dịch nào khác không đảm bảo vô khuẩn để nhỏ vào tai, vì điều đó có khả năng làm tăng khả năng nhiễm trùng, gây tổn thương tai nhiều hơn.

Đối với các dị vật là các vật dụng nhỏ, đồ chơi, hạt cát, hạt gạo, bông gòn, … trong trường hợp này người nhà không nên tự ý lấy dị vật ra mà nên đưa trẻ đến gặp trực tiếp bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để được lấy dị vật ra một cách an toàn. Do các vật này sẽ không gây nguy hiểm trong thời gian ngắn, nên người nhà cứ an tâm và sắp xếp thời gian hợp lý để đến các cơ sở y tế uy tín. Tuy nhiên, nếu dị vật ở trong tai quá lâu vẫn con khả năng gây viêm tai. Vậy nên, người nhà cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng càng sớm càng tốt.

111512thung-mang-nhi-o-tre-1

3. CÁCH PHÒNG TRÁNH DỊ VẬT TRONG TAI TRẺ

Bên cạnh các nguyên nhân khách quan như côn trùng vào tai hay vật nhỏ vô tình rơi vào tai, thì phần lớn các nguyên nhân khác, người nhà đều có thể giúp trẻ phòng tránh. Một số cách phòng tránh như sau:

- Không ngoáy móc tai, trừ khi có các dấu hiệu bất thường như đau tai, ù tai, chảy dịch tai thì đến cơ sở y tế để thăm khám

- Vệ sinh phòng ngủ, nhà ở sạch sẽ, thoáng mát, hạn chế nơi trú ân của côn trùng

- Không nên cho các bé chơi các đồ chơi có kích thước nhỏ như

- Cần giáo dục trẻ không được nhét bất cứ vật gì vào tai, mũi hoặc miệng. Cảnh báo trẻ về những mối nguy có thể xảy đến sau đó nếu trẻ có hành động này.


BV Tâm Trí Hồng Ngự