Hotline tư vấn 0348 111 515
Hotline cấp cứu 02773 828 115
banner

DỊ VẬT ỐNG TIÊU HOÁ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Thứ năm, 25/04/2024, 09:30 GMT+7

I/ Dị vật ống tiêu hóa?

- Dị vật là một vật lạ đi vào cơ thể.

- Dị vật tiêu hoá là tình trạng trẻ nuốt một đồ vật vào đường tiêu hoá, thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi.

- Đây là cấp cứu thường gặp trong nhi khoa

- Loại dị vật thường gặp: xương cá, đồ chơi, đồng xu, pin, nam châm, ...

II/ Chuyện gì xảy ra khi nuốt dị vật?

- Phần lớn các dị vật đều đi qua họng vào ống tiêu hóa sau đó được đào thải tự nhiên theo phân và không gây hại đến trẻ.

- Khoảng 10-20% trường hợp sẽ gây biến chứng như: buồn nôn, nôn, đau bụng, ... Những biến chứng nguy hiểm khác cần đặc biệt chú ý như thủng ruột, tắc ruột...

III/ Cần làm gì khi trẻ nuốt phải dị vật?

Ngay lập tức kiểm tra xem trẻ có bị kích thích, khó thở, ho sặc sụa hay không?

Nếu có:

TRẺ NHỎ: THỦ THUẬT VÕ LƯNG ÁN NGỰC

Thu-Thuat-2

- Nằm sắp, đầu thấp trên cánh tay.

- Vỗ lưng 5 cái bằng gót bàn tay giữa 2 xương bả vai.

Kiểm tra:

- Còn khó thở: lật ngửa, ấn ngực 5 cái bằng 2 ngón tay trên xương ức dưới mức liên vú 1 khoát ngón tay.

- Hết khó thở, hồng hào: bồng trẻ đầu cao, giữ yên. Kiểm tra miệng lấy dị vật nếu có. Còn tắc nghẽn, lặp lại vỗ lưng, ấn ngực 6 lần.

TRẺ LỚN: THỦ THUẬT HEIMLICH

1. Đứng sau, vòng 2 tay qua người trẻ.

2. Đặt 1 bàn tay (nắm đấm) dưới mũi ức.

3. Đặt bàn tay kia lên nắm đấm.

4. Ấn bụng mạnh hướng dưới lên 5 lần.

5. Kiểm tra miệng lấy dị vật nếu có. Còn tắc nghẽn, lặp lại ấn bụng 6 lần.

Nếu trẻ ổn:

Hãy kiểm tra xem trẻ có thật sự nuốt dị vật không, hoặc loại dị vật trẻ nuốt là gì? Nếu nghỉ ngờ trẻ có nuốt dị vật, hoặc trẻ có biểu hiện bất thường hãy đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

- Siêu âm bụng: tìm dị vật và theo dõi biến chứng như thủng ruột, tắc ruột...

- Xquang ngực - bụng: thấy được dị vật cản quang như kim loại ...

- Nội soi ống tiêu hoá: chẩn đoán và can | thiệp gắp dị vật (nếu có). |

IV/ Dự phòng trẻ nuốt dị vật như thế nào?

- Hãy cất các đồ vật nhỏ cẩn thận ngoài tầm với của trẻ như tiền xu, cục pin, lego, kim, tăm, gốm thủy tinh dễ vỡ...

- Bạn hãy kiểm tra kĩ lưỡng thức ăn như cá, gà, ... để đảm bảo rằng không còn xương trong đồ ăn của trẻ

- Bạn hãy dặn kĩ lưỡng các việc trên nếu nhờ người khác chăm trẻ.


Bs Nguyễn Văn Vịnh - BVQT Tâm Trí Hồng Ngự

Giới hạn tin theo ngày :