Hotline tư vấn 0348 111 515
Hotline cấp cứu 02773 828 115
banner

U NANG NHẦY Ở MÔI DO THÓI QUEN CẮN MÔI THƯỜNG XUYÊN

Thứ sáu, 16/02/2024, 11:26 GMT+7

Bài viết có sự tham khảo ý kiến chuyên môn từ ThS.BS Nguyễn Thị Cẩm Vân - Bệnh viện Quốc tế Tâm Trí Hồng Ngự

U nang nhầy của môi là tình trạng niêm mạc môi bị tổn thương gây ra do sang chấn, hay gặp ở niêm mạc môi dưới. Ngoài ra, tổn thương u nang nhầy cũng có thể xảy ra ở các vị trí khác như sàn miệng, lợi, niêm mạc má, lưỡi.

Vừa qua, BVQT Tâm Trí Hồng Ngự tiếp nhận bé gái 7 tuổi (ngụ xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự) có u nhầy môi dưới do thói quen cắn môi thường xuyên. Bé đã điều trị nhiều nơi nhưng vài ngày lại tái phát lại.

Bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt chỉ định thực hiện các xét nghiệm, sau đó tiến hành gây tê và cắt bỏ u nhầy, đặc biệt không tổn thương các bộ lân cận trong quá trình xử lý. U nhầy được loại bỏ an toàn, sức khỏe bé gái ổn định.

z5164539122545_3b5e7fc6ab4b89286a29235c94a857d4

z5164539211296_41cce363c7a1fbd623f4a8bea8fae037

z5164539372563_b924d2e7f5dfc444b909dd4d687b834c

Nguyên nhân gây tổn thương u nang nhầy ở môi

Nguyên nhân thường gặp gây u nang nhầy là do các sang chấn ở miệng làm tổn thương các ống bài tiết của tuyến nước bọt nằm bên trong niêm mạc của môi. Trong đó, nguyên nhân hay gặp nhất là do răng cắn vào niêm mạc môi.

Tuy nhiên, bạn có thể không nhận thức được động tác này. Sau đó, các chất nhầy sẽ từ ống tuyến nước bọt rò rỉ ra ngoài, chảy vào mô liên kết xung quanh và hình thành các u nang nhầy.

Các triệu chứng của u nang nhầy ở môi

Biểu hiện lâm sàng của nang nhầy trông giống như một tổn thương mềm, hình vòm, trong suốt hoặc có màu hơi xanh và có đường kính khoảng 1-15mm.

U nang nhầy thông thường có thể tồn tại vài ngày hoặc vài tuần rồi vỡ (thường là trong lúc nhai thức ăn), tự lành nhưng rất dễ tái phát. Với các thương tổn tái đi tái lại sẽ tạo thành cục bướu ở mặt trong niêm mạc môi. Thương tổn không đau nhưng gây khó chịu, vướng víu do khối bất thường ở môi.

Chẩn đoán

Chẩn đoán u nang nhầy của môi chủ yếu dựa vào lâm sàng. Có thể làm mô bệnh học để loại trừ các bệnh khác.

Điều trị u nang nhầy ở môi

U nang nhầy có thể tự lành, không cần điều trị đặc hiệu. Với các thương tổn chắc, sâu, tái đi tái lại nhiều lần, có thể loại bỏ thương tổn bằng phẫu thuật. Thương tổn sẽ không tái phát nếu các tuyến nước bọt nhỏ ở vùng tiếp nối được loại bỏ.

Sau khi phẫu thuật điều trị u nang nhầy, bác sĩ sẽ tư vấn chế độ ăn lỏng, mềm, nguội và có thể uống nước lạnh trong vài ngày.

Hiện nay phòng khám Răng Hàm Mặt tại BVQT Tâm Trí Hồng Ngự đã phẫu thuật cắt u nhầy môi dưới cho nhiều bệnh nhân. Phẫu thuật nhanh chóng, nhẹ nhàng, không sang chấn và thời gian phẫu thuật chỉ kéo dài 15-20 phút. Sau phẫu thuật bệnh nhân có thể đi về nhà nghỉ dưỡng mà không cần nằm viện điều trị.

 


BV Tâm Trí Hồng Ngự
TAG:

Giới hạn tin theo ngày :