Thứ bảy, 21/10/2023, 09:09 GMT+7
Bướu cổ là bệnh lý tuyến giáp phổ biến gây ảnh hưởng đến sức khỏe người mắc. Bướu cổ được chia làm ba nhóm là: bướu cổ lành tính, ung thư và rối loạn chức năng nội tiết tuyến giáp, trong đó bướu cổ lành tính là hay gặp nhất.
Các trường hợp bướu cổ lành tính hầu như không phải can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên khi bướu quá lớn gây nuốt vướng, nuốt khó, khó thở và lồi ra phía trước gây mất thẩm mỹ hay bướu cổ nghi ngờ ung thư… gây ảnh hưởng nặng nề thì sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bướu.
Phẫu thuật cắt tuyến giáp là phẫu thuật không phức tạp tuy nhiên nếu để muộn, khối u tăng trưởng kích thước lớn hoặc thòng trung thất thì phẫu thuật tiềm ẩn nhiều nguy cơ và tai biến. Vì vậy bệnh nhân có bướu đa nhân, bướu kích thước lớn, hoặc có biểu hiện chèn ép, khàn tiếng… nên thường xuyên tới các cơ sở y tế để tiến hành kiểm tra sức khỏe, khi thấy có các dấu hiệu bất thường sẽ được điều trị phẫu thuật sớm, hạn chế tai biến và biến chứng nguy hiểm.
Mục tiêu của quá trình điều trị bướu cổ là nhằm giảm kích thước của bướu, giữ cho chức năng tuyến giáp ở trạng thái bình thường. Với từng trường hợp cụ thể, tùy thuộc vào phân loại và mức độ bệnh, bướu cổ sẽ điều trị bằng một trong các cách sau:
- Điều trị nội khoa: Sử dụng các thuốc nhằm đưa lượng hormone tuyến giáp về mức độ bình thường hoặc điều trị các nhiễm trùng tại tuyến giáp. Điều trị thuốc phải tuân thủ, đúng chỉ định đều đặn hàng ngày và được kiểm tra định lượng hormone qua các lần kiểm tra định kỳ.
- Phẫu thuật cắt bỏ một phần hay toàn bộ tuyến giáp.
Dấu hiệu chính của bướu cổ thường là u phần trước cổ, không đau và ít khi kèm theo triệu chứng nào khác. Kích thước của bướu cổ cũng thay đổi khác nhau tùy thuộc vào từng dạng, từng giai đoạn và từng đối tượng.Vướng,đau cổ họng.
Một số triệu chứng có thể thấy ở những người bệnh bướu cổ là :
- Nuốt khó, nuốt đau, căng tức cổ họng.
- Khó thở, nói khàn.
- Hay ho và nghẹn.
- Thở dốc.
Về cơ thể, người mắc bệnh bướu cổ có thể cảm thấy:
- Mệt mỏi, căng thẳng, giảm trí nhớ, khô da, thường xuyên bị lạnh
- Cảm giác hồi hộp đánh trống ngực, hay đổ mồ hôi, gầy sút cân
- Lồi mắt
Trường hợp bướu to nằm ở sau xương ức có thể chèn ép trung thất trên gây phù ở mặt, chóng mặt, ngất.
3.KHI NÀO BƯỚU CỔ PHẢI ĐIỀU TRỊ BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT ?
Đối với bướu lành, nhỏ, không gây khó chịu, thường không cần điều trị gì và theo dõi bằng cách tái khám định kỳ mỗi 1-2 năm một lần. Cần đi khám ngay nếu có thay đổi vùng cổ hoặc bất thường trong cơ thể.
Các trường hợp cần phải mổ gồm: Bướu lành gây chèn ép khó thở, khó nuốt, hoặc gây mất thẩm mỹ, ung thư hoặc nghi ngờ ung thư, rối loạn chức năng tuyến giáp. Lúc này Bác sĩ sẽ đề xuất phương án phẫu thuật. Không cần mổ trong trường hợp bướu lành nhỏ. Tùy loại bướu, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị khác nhau.