Hotline tư vấn 0348 111 515
Hotline cấp cứu 02773 828 115
banner

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH LAO PHỔI

Thứ sáu, 17/05/2024, 15:54 GMT+7

Lao phổi là bệnh thường gặp trong các loại bệnh lao vì vi khuẩn lao rất ái khí. Triệu chứng bệnh lao phổi rất dễ nhận biết, tuy nhiên người bệnh thường không chú ý phát hiện và dễ nhầm lẫn với các bệnh cảm sốt, viêm phế quản, suy nhược… đến khi bệnh diễn biến nặng hoặc uống thuốc không hết bệnh mới đi khám nên chẩn đoán muộn.  Để biết thêm những kiến thức y khoa về căn bệnh này, cũng như cách điều trị, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau.
 

BỆNH LAO PHỔI CÓ LÂY TRUYỀN KHÔNG ?

Lao phổi là một bệnh rất dễ lây truyền giữa người sang người thông qua đường hô hấp.

Những người bị bệnh lao phổi, hoặc lao thanh quản, phế quản, khi ho sẽ khạc ra vi khuẩn lao có trong những hạt nước bọt li ti, hoặc các hạt bụi nhỏ. Những người tiếp xúc với bệnh nhân lao sẽ dễ dàng hít vào và gây bệnh tại phổi.

Ngoài ra, môi trường sống hay ẩm ướt và ô nhiễm khói bụi, sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn lao có thể phát triển và gây bệnh.

Trong ăn uống, nếu sử dụng nguồn thực phẩm có chứa vi khuẩn lao cũng rất có thể bị nhiễm lao. Tiếp xúc chất thải chứa vi khuẩn lao cũng khiến con người bị lây nhiễm.

CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH LAO PHỔI 
1.12.lao2

Ho và khạc đờm: Ho là triệu chứng của mọi bệnh phổi cấp và mạn tính. Mọi bệnh nhân ho trên 3 tuần không phải do viêm phổi, viêm phế quản, giãn phế quản, ung thư phổi mà đã dùng nhiều loại thuốc vẫn không giảm ho phải nghĩ đến lao phổi. Ho và khạc ra đờm có nguyên nhân chủ yếu do viêm nhiễm. Trường hợp có triệu chứng ho khạc đờm xanh trên 3 tuần phải nghĩ đến do lao phổi.

Ho ra máu: Ho do những nguyên nhân khác thường không kèm máu, nhưng ho ra máu là triệu chứng quan trọng của bệnh lao. Đây là triệu chứng gặp ở 60% những người lao phổi, thể hiện có tổn thương, chảy máu trong đường hô hấp.

Đau ngực, khó thở: Đau ngực là triệu chứng dễ nhận thấy khi bị bệnh lao phổi. Ho nhiều sẽ gây ức chế lên phế quản, gây ra tình trạng khó thở, đau ngực, nhất là khi phổi đang bị tổn thương thì khả năng trao đổi khí sẽ càng khó khăn hơn.

Gầy, sụt cân: Là triệu chứng thường gặp ở số đông người lao phổi. Những người bệnh gầy, sụt cân không rõ nguyên nhân, không phải do tiêu chảy, suy dinh dưỡng, nhiễm HIV/AIDS... dù đã bồi dưỡng nhiều cách nhưng trọng lượng vẫn không cải thiện. Khi ấy, hãy nghĩ ngay đến bệnh lao.

Sốt về chiều: Là triệu chứng hay gặp ở người lao phổi. Sốt có thể ở nhiều dạng: sốt cao, sốt thất thường nhưng hay gặp nhất là sốt nhẹ hay gai lạnh về chiều. Những người có triệu chứng sốt như trên cùng với các triệu chứng về hô hấp như ho, khạc đờm, ho ra máu... phải nghĩ tới do lao phổi.

Giảm cân đột ngột: Bỗng dưng một ngày bạn phát hiện cân nặng sụt giảm trầm trọng không có lý do, dù đã bồi dưỡng nhiều cách nhưng trọng lượng vẫn không cải thiện. Khi ấy, hãy nghĩ ngay đến bệnh lao.

Đổ mồ hôi đêm: Bệnh lao có thể gây ra chứng mất ngủ do ho và sốt, kèm theo đó là đổ mồ hôi đêm. Đây là một trong những triệu chứng quan trọng của bệnh lao.

Mệt mỏi, chán ăn: Là dấu hiệu rất phổ biến của người mắc lao. Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu ngủ, không muốn ăn uống, lúc nào cũng cảm thấy không còn năng lượng, chỉ muốn nằm cả ngày.

Lưu ý: Không phải ai bị lao cũng đều có tất cả các triệu chứng kể trên, nhiều người chỉ xuất hiện một vài triệu chứng nhẹ. Ngoài ra, các dấu hiệu này cũng thường gặp ở nhiều loại bệnh khác không phải lao. Do vậy, để biết chính xác mình có phải đã mắc lao hay không, nên làm các xét nghiệm chẩn đoán phân biệt tại cơ sở y tế.

CÁC XÉT NGHIỆM VÀ CẬN LÂM SÀNG CHẨN ĐOÁN LAO PHỔI

Chụp X-quang phổi:

Kỹ thuật này giúp kiểm tra tình trạng tổn thương và mức độ thâm nhiễm của phổi, đồng thời đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị. Ở những bệnh nhân bị mắc lao phổi sẽ có hình ảnh trên phim X-quang cho thấy có nốt, thâm nhiễm, hang và xơ hang, co kéo ½ phần trên phế trường, ở 1 hoặc cả 2 bên. Không những chỉ để chẩn đoán lao phổi bước đầu, chụp X-quang còn là phương pháp xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh được vận dụng trong suốt quá trình điều trị bệnh.

Xét nghiệm Xpert MTB/RIF:

Đây là một loại xét nghiệm sinh học phân tử được dùng trong chẩn đoán lao phổi hoặc chỉ định để chẩn đoán tình trạng kháng thuốc Rifampicin. Phương pháp này được đánh giá là xét nghiệm đơn giản khi thực hiện, kết quả có độ chính xác cao và thời gian trả ra nhanh chóng.

Nhuộm soi đờm tìm AFB:

AFB (Acid Fast Bacillus test) là hình thức xét nghiệm lao phổi dựa trên mẫu đờm của bệnh nhân. Bác sĩ sẽ ứng dụng kỹ thuật nhuộm soi Ziehl-Neelsen trên kính hiển vi, để tìm dấu vết vi khuẩn lao bằng cách soi trực tiếp.

Mẫu bệnh phẩm bao gồm 2 mẫu đờm. Trong trường hợp bệnh nhân không thể khạc đờm, bác sĩ sẽ thay bằng mẫu dịch dạ dày lấy vào buổi sáng.

Ngoài những phương pháp xét nghiệm chẩn đoán lao phổi nêu trên, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán khác như: xét nghiệm máu (hoặc xét nghiệm IGRAs), phản ứng Tuberculin,...

Nhìn chung những bệnh nhân đang nghi ngờ có khả năng mắc lao phổi thì đều nên tiến hành xét nghiệm dịch đờm để xác định vi khuẩn lao. Nhuộm huỳnh quang soi dướng ánh sáng cực tím hay phương pháp Ziehl-Neelsen thường sẽ là các kỹ thuật được ứng dụng trong xét nghiệm này.

KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM NÓI LÊN ĐIỀU GÌ

Nếu kết quả xét nghiệm phát hiện lao phổi âm tính: Nên xét nghiệm lại vào lần tiếp theo khoảng 2-3 tháng sau. Nguyên do là sau khi tiếp xúc với khuẩn lao thì phải mất vài tuần sau đó hệ thống miễn dịch mới có phản ứng với việc xét nghiệm tiêm dưới da. Nếu sau khi kiểm tra lại kết quả vẫn âm tính thì có thể hoàn toàn yên tâm vì không bị nhiễm lao phổi.

Nếu kết quả xét nghiệm phát hiện lao phổi dương tính nghĩa là đã nhiễm vi trùng lao, người bệnh có chỉ định khám với bác sĩ chuyên khoa để thực hiện các chẩn đoán tiếp theo bằng khám lâm sàng, cận lâm sàng để xác định chính xác kết quả có nhiễm lao phổi không và tình trạng như thế nào.

Lưu ý: Với kết quả xét nghiệm dương tính cũng đừng lo sợ, vì  có thể mới bị nhiễm vi trùng lao phổi chưa phát triển, tuy nhiên, điều này có nguy cơ sẽ nhiễm bệnh lao phổi trong tương lai khi các vi trùng này phát triển thành bệnh. Khi phát hiện có vi trùng lao phổi trong cơ thể, cần được điều trị để ngăn ngừa sự phát triển thành bệnh theo chỉ định của bác sĩ.

TIÊM VẮC-XIN PHÒNG NGỪA LAO PHỔI

Cách phòng bệnh lao tốt nhất là tiêm vắc-xin. Sử dụng khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc khi tiếp xúc với người bệnh lao phổi. Che miệng khi hắt hơi, rửa tay sạch sẽ thường xuyên. Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân. Vệ sinh nơi ở, nơi làm việc sạch sẽ và khám sức khỏe định kỳ. Không ngủ cùng phòng với người bệnh, nơi đông người...

Khi thấy các dấu hiệu của cơ thể nghi ngờ mắc bệnh lao phổi, nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn, chỉ định các xét nghiệm cần thiết. Nếu kết quả chẩn đoán cho thấy thực sự mắc lao phổi cũng không nên quá lo lắng, bởi đây là bệnh có thuốc chữa và có thể chữa khỏi nếu thuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ.


Bệnh viện Tâm Trí Hồng Ngự

Giới hạn tin theo ngày :