Hotline tư vấn 0348 111 515
Hotline cấp cứu 02773 828 115
banner

DỊCH BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Thứ bảy, 16/09/2023, 11:11 GMT+7

1.CÁC THỜI ĐIỂM DỄ XẢY RA ĐAU MẮT ĐỎ.

Khi chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột khiến cơ thể mẫn cảm hơn với các tác nhân từ môi trường như bụi bẩn, khói bụi, vi sinh vật,.. dễ dẫn đến các bệnh dị ứng, viêm kết mạc,.. Ngoài ra, mùa mưa lũ đến thường mang theo chất thải, tạp chất,.. khiến nguồn nước ô nhiễm tạo điều kiện thuận lợi cho virus hình thành. Từ những nguồn bệnh đó cùng với việc lơ là trong khâu giữ gìn vệ sinh cá nhân, môi trường sống khiến cho mầm bệnh lây lan và phát tán thành dịch bệnh đau mắt đỏ lây lan trong cộng đồng.

DAU_MAT_DO

2. PHÂN BIỆT NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA CÁC DẠNG ĐAU MẮT ĐỎ

Đau mắt đỏ là tình trạng phản xạ dị ứng hoặc bị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus gây ra. Bệnh thường khởi phát đột ngột với hiện tượng xung huyết một bên mắt rồi lây sang bên còn lại. Các triệu chứng thường gặp như : Mắt ngứa, cộm như có hạt bụi trong mắt. Mắt đỏ, tiết nhiều ghèn và chảy nước mắt. Mi mắt sưng nề đau nhức.

377874818_156827637472589_272800426681381275_n

Tùy tác nhân gây bệnh, có thể xuất hiện các triệu chứng đặc trưng khác.

- Do dị ứng : Bụi, lông vật nuôi, phấn hoa là những tác nhân có thể gây ra viêm kết mạc dị ứng. Bệnh thường xảy ra theo mùa và có thể kéo dài hay tái phát hằng năm và không lây lan. Triệu chứng thường gặp là chảy nước mắt, ngứa mắt, thường kèm theo viêm mũi dị ứng và thường xảy ra cùng lúc ở 2 mắt.

- Do vi khuẩn : Các vi khuẩn gây đau măt đỏ thường gặp là Staphylococcus, Haemophilus Influenzae. Bệnh lây qua dịch tiết nước mắt hay các vật dụng tiếp xúc với dịch tiết này. Triệu chứng thường gặp là chảy nước mắt, mắt có ghèn, cộm xốn, phù mi kết mạc, giả mạc, ho hắt hơi, viêm họng hay cảm cúm đi kèm.

- Di virus : Đây là nguyên nhân thường gặp nhất. Chủng Adeno virus chiếm khoảng 80% ca nhiễm bệnh. Bệnh dễ lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mắt bệnh nhân. Triệu chứng thường gặp là

3. CÁCH PHÒNG CHỐNG BỆNH VIÊM KẾT MẠC ( ĐAU MẮT ĐỎ )

Để chủ động phòng, chống bệnh đau mắt đỏ, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp sau: 

-  Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch; không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng;  không dùng chung vật dụng cá nhân như: lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang…

- Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường.

- Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người bệnh.

- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ.

- Người bệnh, người nghi bị bệnh đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác; cần được nghỉ học/nghỉ làm việc để tránh lây nhiễm cho người xung quanh và lây lan ra cộng đồng; đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời, không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế để tránh biến chứng nặng.

379171496_1649171458924983_8305122291392395508_n

4. ĐIỀU TRỊ ĐAU MẮT ĐỎ NHƯ THẾ NÀO ?

Tuy viêm kết mạc ( đau mắt đỏ ) là một loại bệnh cấp tính có biểu hiện rầm rộ, dễ lây lan thành dịch nhưng thường lành tính và rất ít để lại di chứng nếu kịp thời điều trị. Khi bắt gặp những triệu chứng ban đầu người bệnh cần có biện pháp giữ vệ sinh tay và mắt. Ngoài ra, việc xác định đúng nguyên nhân gây bệnh giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh.

- Đau mắt đỏ do virus : Điều trị chăm sóc chủ yếu bao gồm rửa mắt bằng nước sạch hoặc bằng nước muối (natri clorid) 0.9%. Nhỏ kháng sinh phòng bội nhiễm vi khuẩn theo chỉ định của bác sĩ.

- Đau mắt đỏ do vi khuẩn : Điều trị theo đúng toa thuốc Bác sĩ kê ( có thể bao gồm kháng sinh, kháng viêm hoặc thuốc mỡ tra mắt để điều trị. Lưu ý sử dụng thuốc theo đúng chỉ định, tránh lạm dụng thuốc gây biến chứng tại mắt.

- Đau mắt đỏ do dị ứng : Bệnh nhân nên tránh tiếp xúc với tác nhân gây bệnh nếu biết, Bác sĩ sẽ kê toa thuốc nhỏ hoặc thuốc uống để giảm tình trạng dị ứng. Nhỏ nước mắt nhân tạo để giảm cảm giác ngứa.

Một lưu ý quan trọng trong việc điều trị đau mắt đỏ tại nhà hiệu quả là biết được nguyên nhân gây bệnh là từ đâu. Khi có các triệu chứng nghi ngờ bệnh phải đến trực tiếp cơ sở y tế uy tín, bệnh viện để được gặp trực tiếp bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không tự mưa thuốc về điều trị. Việc tự ý mua thuốc về điều trị sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho mắt như tăng nhãn áp, tổn thương thần kinh thị giác, suy giảm thị lực,... và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Vì vậy bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc kháng sinh trị đau mắt đỏ khi chưa có chỉ định của bác sĩ.


BV Tâm Trí Hồng Ngự

Giới hạn tin theo ngày :