Thứ bảy, 08/07/2023, 13:50 GMT+7
*Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Sêng Sorya - khoa Ngoại BVĐK Tâm Trí Hồng Ngự.
Vừa qua, Bệnh viện Tâm Trí Hồng Ngự vừa tiếp nhận bệnh nhân T.T.L sinh năm 1972 nhập viện trong tình trạng đau bụng nhiều vùng thượng vị , buồn nôn , sốt kèm theo đi ngoài phân lỏng kèm theo tiền sử bệnh lý tăng huyết áp và đái tháo đường. Bệnh nhân đau nhiều vùng thượng vị sau đó đau lan ra phía sau lưng không rõ nguyên nhân.
Ekip bác sĩ trực thăm khám và khai thác bệnh lý. Qua các triệu chứng lâm sàng, Bác sĩ cho chỉ định X-quang vùng ngực-bụng và chụp CT cắt lớp, thông qua CT cắt lớp phát hiện được vùng hang vị có dị vật cản quang trong lòng dạ dày, kích thước 21mm chưa thấy xuyên thành.
Sau khi được chỉ đinh nội soi thực quản-dạ dày- tá tràng có gây mê, qua hình ảnh nội soi phát hiện gần lỗ môn vị có một dị vật là xương cá có kích thước 21mm đâm vào niêm mạc dạ dày và một đầu di động. Dưới sự phối hợp của ekip nội soi tiêu hóa và bác sĩ gây mê dị vật đã được gắp ra ngoài qua nội soi ống mềm.
Được đội ngũ y bác sĩ chăm sóc tận tình sức khỏe của bệnh nhân đã ổn định, khỏe hơn dùng được thức ăn lỏng. Theo chia sẽ của Bác sĩ chuyên khoa I Sêng Sôrya – Giám Đốc Chuyên Môn, trường hợp nội soi gắp dị vật xương cá bằng phương pháp nội soi thực quản-dạ dày- tá tràng có gây mê giúp bệnh nhân giảm cảm giác đau trong quá trình thực hiện và dị vật sắc nhọn này nếu tiếp tục di chuyển có nguy cơ gây rách, thủng thực tá tràng, đại tràng,., đe dọa tới tính mạng của người bệnh. Vì vậy cần xử trí kịp thời và đây là một trường hợp khá phức tạp, đòi hỏi cao về chuyên môn và sự phối hợp nhịp nhàng giữa các y, bác sĩ.
Rất nhiều trường hợp trẻ em và người lớn bị hóc dị vật như: xương (gà, cá, lợn,…), các loại hạt, thuốc còn vỏ, đồ chơi nhỏ,… Dị vật lớn và mắc sâu xuống thực quản nếu không được can thiệp kịp thời có thể gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.
NGUYÊN NHÂN CỦA HÓC DỊ VẬT
Theo khuyến cáo của Bác sĩ, người dân cần thận trọng trong việc ăn uống và đặc biệt đối với trẻ em và người lớn tuổi. không nên ăn vội vàng, nhai chưa kĩ đã nuốt. Mặt khác, việc vừa ăn vừa nói chuyện cười đùa cũng làm tăng nguy cơ bị hóc dị vật.
Mặc khác đối với một số trường hợp tăng nguy cơ mắc dị vật đường tiêu hóa như :
- Uống rượu bia nhiều, say xỉn, không tỉnh táo trong lúc ăn dẫn đến nuốt phải xương gà, cá, vịt…
- Thói quen dùng tăm tre sau khi ăn hoặc ngậm tăm tre.
- Thói quen nhai không kỹ và không cẩn thận, nuốt vội vàng và không nhận ra dị vật bên trong.
CÁCH NHẬN BIẾT HÓC DỊ VẬT
Tùy vào loại dị vật và thời gian nuốt phải dị vật sẽ dẫn đến những tình trạng nghiêm trọng khác nhau. Tuy nhiên cơ bản có các triệu chứng sau:
- Cảm giác vướng ở cổ khi nuốt thức ăn hay nước bọt.
- Không ăn hay uống được.
- Nôn, buồn nôn đặc biệt là khi ăn uống.
- Khó thở, tức ngực, đau nóng rát sau xương ức.
- Đau bụng dữ dội khi có triệu chứng do dị vật gây thủng tạng rỗng ,chướng bụng buồn nôn, bí trung đại tiện khi biến chứng tắc ruột…
Lưu ý : Đối với người cao tuổi, có bệnh lý nền cần hạn chế ăn các loại thức ăn cứng, các loại cá có nhiều xương nhỏ, khó nhai, nuốt để tránh hóc dị vật. Bệnh nhân lớn tuổi không thể cắn và xé thức ăn do răng yếu nên có xu hướng nuốt khối thức ăn có xương hoặc dị vật vào thực quản mà không nhai. Trong trường hợp bị hóc dị vật, không nên tự ý dùng tay để cố lấy dị vật hoặc dùng mẹo để chữa, cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và xử trí kịp thời.