Thứ hai, 15/05/2023, 13:19 GMT+7
Hô hấp ký là kỹ thuật thăm dò chức năng hô hấp cơ bản, kỹ thuật này giúp bác sĩ chẩn doán được thể tích phổi, lưu lượng khí trong chu trình hô hấp ( hít vào, thở ra ) và tình trạng đường dẫn khí của hệ hô hấp.
Đo chức năng hô hấp, giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và hen phế quản . Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điều trị.
Hô hấp ký được chỉ định khi bệnh nhân nghi ngờ mắc các bệnh về đường hô hấp thông qua khám lâm sàng, các xét nghiệm cận lâm sàng hoặc có các triệu chứng bệnh về đường hô hấp như :
-Khó thở
-Thở khò khè
- Khó thở khi ngồi
- Ho, ho có đờm
- Đau tức ngực.
Hô hấp ký được sử dụng trong các gói khám sức khỏe định kỳ dùng để đánh giá và theo dõi chức năng hô hấp ở những người không có triệu chứng, nhất là đối với những đối tượng có nguy cơ cao như :
- Người hút thuốc lá thường xuyên
- Làm việc trong môi trường tiếp xúc với các chất độc hại
Ở một số bệnh nhân bệnh phổi, tim hoặc cơ thần kinh, hô hấp ký được chỉ định đánh giá ảnh hưởng của bệnh lên chức năng hô hấp, hô hấp ký còn được áp dụng để đánh giá nguy cơ hoặc tiên lượng trước phẫu thuật.
Đo hô hấp ký là một xét nghiệm có nguy cơ rất thấp (ít gây hại). Tuy nhiên, việc thổi ra mạnh có thể làm tăng áp lực trong lồng ngực, bụng và mắt. Vì vậy, không nên tiến hành đo hô hấp ký nếu bệnh nhân có các tình trạng sau đây:
- Tràn khí màng phổi
- Tổn thương phổi có nguy cơ biến chứng : Kén khí lớn, đang ho ra máu, áp xe phổi, suy hô hấp,..
- Bệnh nhân rối loạn tâm thần, điếc, già yếu.
- Chấn thương vùng hàm mặt, lồng ngực.
- Bệnh lý tim mạch nặng: suy tim xung huyết, bệnh mạch vành cấp, nghi ngờ hay xác định phình bóc tách động mạch chủ, tăng huyết áp chưa kiểm soát.
- Lao, cúm, nôn ói, tiêu chảy, mới phẫu thuật bụng, mắt
Hô hấp ký sử dụng một thiết bị máy đo. Thiết bị này ghi lại kết quả dạng biểu đồ và thông số hô hấp. Quá trình đo hô hấp ký diễn ra như sau:
- KTV sẽ hướng dẫn bệnh nhân ngồi đúng tư thế, kẹp mũi
- Hít thở sâu và sau đó thổi vào ống trên máy đo phế dung, thở ra nhanh, mạnh, kéo dài hết sức. Quá trình này có thể được lặp lại cho đến khi đạt tiêu chuẩn.
- Xịt thuốc giãn phế quản và đo lại.
5. MỘT SỐ LƯU Ý TRƯỚC KHI ĐO HÔ HẤP KÝ?
- Thông báo cho bác sĩ nếu bệnh nhân dùng thuốc đã uống hoặt xịt trong 24h trở lại.
- Không hút thuốc lá trước khi đo ít nhất 1 tiếng.
- Không uống rượu trước khi đo ít nhất 4 tiếng.
- Không ăn quá no trước khi đo ít nhất 2 tiếng.
- Không vận động mạnh trước khi đo ít nhất 30p.
Sự hợp tác của bệnh nhân trong quá trình đo hô hấp ký là cần thiết để đạt được kết quả chính xác. Việc ngậm ống đo hô hấp ký không kín có thể gây sai lệch kết quả và không thể diễn giải được kết quả. Không được hút thuốc lá trước khi đo.
Mỗi bệnh nhân sẽ có một ống ngậm riêng đảm bảo quy trình vô khuẩn khi đo.