Hotline tư vấn 0348 111 515
Hotline cấp cứu 02773 828 115
banner

LẤY MÁU GÓT CHÂN - PHƯƠNG PHÁP SÀNG LỌC SAU SINH CHO BÉ.

Thứ năm, 29/12/2022, 15:43 GMT+7

Lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh- phương pháp xét nghiệm dùng để sàng lọc nhiều bệnh lý nguy hiểm cho bé, ngăn chặn nguy cơ tiềm ẩn và quản lý sức khỏe cho trẻ tốt nhất.

Vì sao phải lấy máu gót chân?

Theo các chuyên gia y tế thì phần gót chân của trẻ được cho là kém nhạy cảm hơn các bộ phận khác nên khi lấy máu sẽ ít đau hơn.

Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh là phương pháp sử dụng kỹ thuật y khoa hiện đại để thực hiện xét nghiệm sàn lọc sơ sinh không gây nguy hiểm cho bé, giúp phát hiện và điều trị sớm các chứng bệnh bẩm sinh liên quan đến di truyền, chuyển hóa, nội tiết… ngay từ những ngày đầu bé chào đời, giúp hỗ trợ quá trình phát triển sức khỏe toàn diện cho bé.

z3979214816765_2a5f178d57a64656f9eae9041f4b9946

Quy trình lấy máu gót chân cho bé diễn ra như thế nào?

          Trước tiên, các nhân viên y tế sẽ kiểm tra sức khỏe của bé và các vấn đề liên quan, giải thích quy trình  thực hiện cho người nhà của bé.

anh02

Bé sẽ được các bác sĩ thăm khám kiểm tra tình trạng trước khi tiến hành lấy máu

Để thực hiện phương pháp sàn lọc các bệnh lý cho trẻ, nhân viên y tế sẽ lấy máu gót chân cho bé từ 24h – 72h sau sinh. Có thể kéo dài trong vòng 7 ngày sau sinh, khi trẻ đã ăn sữa được hơn 8 lần.

Trong trường hợp các bé sinh non, thiếu cân, bé nên được đưa đi lấy máu gót chân trước ngày thứ 20. Trẻ phải truyền máu sau sinh thì lấy sau thời gian 3 tháng.

LAYMAUGOTCHAN01

Giọt máy sau khi lấy ra sẽ đưa vào giấy chuyên dụng mà mang đi thực hiện xét nghiệm.

anh021

      Mẫu giấy lấy xét nghiệm máu gót chân đạt chuẩn theo quy định

 

Lấy máu gót chân cho bé tầm soát được những bệnh lý gì?

  1. Thiếu men G6PD

Là bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể X do thiếu hụt men G6PD dẫn đến sự phá hủy hồng cầu bởi các chấy oxy hóa. Biểu hiện của bệnh là thiếu máu kèm theo vàng da, vàng mắt, tăng Bilirubin máu. Nếu kéo dài có thể gây tổn thương não. Các biến chứng về thần kinh, chậm phát triển,…

Trẻ thiếu G6PD có cuộc sống bình thường.Tuy nhiên sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng khi tiếp xúc với tác nhân oxy hóa. Nếu bệnh được phát hiện sớm sẽ giú điều trị, quản lý bệnh và tránh các đợt tan máu cấp.

  1. Tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh (CAH)

Là bệnh di truyền lặn do thiếu hụt enzyme tổng hơp costisol dẫn tới thiếu costisol, aldosterone và tăng tổng hợp androgen. Đây là hai loại hormone có vai trò quan trọng trong chuyển hóa muối nước. Còn androgen là chất giúp phát triển các đặc tính sinh dục nam.

Biểu hiện của bệnh là các rối loại nước điện giải: trẻ nôn trớ nhiều, bú kém hoặc bỏ bú. Mất nước, sạm da, natri máu tahasp, kali máu tăng … nghiêm trọng hơn là bộ phận sinh dục của bé gái phát triển theo hướng nam tính (phì đại vật). Bé trai sẽ dậy thì sớm

CAH là bệnh kéo dài suốt đời, không có cách nào chữa dứt điểm nhưng nếu phát hiện và điều trị sớm có thể tránh các biến chứng.

  1. Suy giáp trạng bẩm sinh (CH)

Là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ hormone để đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể khiến trẻ trở nên đần độn, chậm phát triển tâm thần, trí tuệ. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời trong vòng 2 tuần để bổ sung hormone tuyến giáp thì trẻ sẽ phát triển bình thường.

  1. Bệnh Pheniketone niệu (PKU) 

Là bệnh rối loạn chuyển hóa Phenilalanin (Phe) thành Tyrosine (Tyr) do thiếu hụt enzyme PAH. Từ đó dẫn đến tăng Phe và thiếu Tyr trong máu. Trẻ mắc bệnh thường chậm phát triển trí tuệ, tâm thần, vận động. Xuất hiện các dị thường về thể chất. Giảm sắc tố ở da, tóc, mống mắt, nước tiểu có mùi mốc, vết chàm bội nhiễm….

  1. Bệnh Pheniketone niệu (PKU

Nếu phát hiện và điều trị sớm kèm theo chế độ dinh dưỡng đặc biệt (không có Phe và bổ sung đầy đủ Tyr) thì trẻ vẫn có thể phát triển bình thường.

  1. Rối loạn chuyển hóa đường Glactose

Là bệnh di truyền lặn do thiếu hụt enzyme chuyển hóa glactose thành glucose dẫn đến cơ thể không thể sử dụng Glactose để cung cấp năng lượng. Trẻ mắc bệnh Galactosemia thường không có biểu hiện ngay khi mới sinh ra nhưng sau một vài ngày hoặc sau khi ăn sữa bố mẹ có thể thấy trẻ bị tiêu chảy, nôn mửa, bú kém hoặc bỏ bú. Trẻ không tăng cân, chậm phát triển tâm thần, vận động. Còn bị vàng da, vàng mắt.

Phương pháp sàng lọc máu gót chân của trẻ ở thời điểm 24h – 72h  sau sinh giúp phát hiện sớm nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó để ngăn chặn những rủi ro có thể phát sinh, bố mẹ nên cho bé thực hiện phương pháp sàn lọc máu gót chân sau sinh tại các cơ sở y tế uy tín.

 


BV Tâm Trí Hồng Ngự

Giới hạn tin theo ngày :