Hotline tư vấn 0348 111 515
Hotline cấp cứu 02773 828 115
banner

ỨNG DỤNG VÔ CẢM TRONG PHẪU THUẬT

Thứ sáu, 03/11/2023, 10:43 GMT+7

Phương pháp vô cảm trong phẫu thuật/thủ thuật có tác dụng làm mất thạm thời một phần hay toàn bộ cảm giác đau của người bệnh, giúp cuộc phẫu thuật diễn ra nhanh chóng và thuận lợi. Việc lựa chọn phương pháp vô cảm phù hợp với từng người bệnh và tình trạng bệnh sẽ rất quan trọng góp phần giúp ca mổ diễn ra nhanh chóng và an toàn.

Đối với bệnh nhân trước khi thực hiện phẫu thuật, tâm lý lo lắng là điều hoàn toàn không thể tránh khỏi. Vì vậy, việc giải thích kỹ càng về quá trình phẫu thuật bao gồm về phương pháp gây mê cho bệnh nhân là điều rất quan trọng giúp bệnh nhân ổn định tâm lý, kiểm soát tốt sức khỏe, có sự hợp tác trong quá trình thực hiện phẫu thuật..
Mục đích chính của việc gây mê là đảm bảo an toàn cho bệnh nhân khi phẫu thuật cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và y tế hiện nay, gây mê đã được thực hiện rộng rãi hơn với ít biến chứng có thể xảy ra. Do đó, bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm khi được tiến hành gây mê trong phẫu thuật.

Các phương pháp vô cảm trong phẫu thuật :

Ứng dụng phương pháp vô cảm vừa giúp bệnh nhân không cảm thấy đau đớn vừa giúp cuộc phẫu thuật diễn ra nhanh chóng, hiệu quả cao. Hai phương pháp vô cảm thường dùng trong phẫu thuật là vô cảm vùng và vô cảm toàn thể. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về 3 phương pháp vô cảm toàn thể thường dùng trong các cuộc phẫu thuật hiện nay.

1. Gây mê Mask

Gây mê qua mặt nạ là phương pháp gây mê mà người bệnh sẽ được tự thở Oxy và thuốc mê qua hơi Mask. Nhân viên y tế hoặc kỹ thuật viên sẽ kết nối mặt nạ máy gây mê để đưa thuốc mê vào đường mũi, miệng và từ đó thuốc được vào phổi sau đó hấp thụ vào máu và lên não tạo ra tác dụng gây mê hoặc có thể dùng thuốc mê bằng cách tiê, thuốc vào tĩnh mạch. Kỹ thuật này sẽ dùng trong trường hợp các cuộc phẫu thuật với thời gian ngắn và không yêu cầu giãn cơ.

2. Gây mê tĩnh mạch

Đây là phương pháp gây mê toàn thân bằng thuốc mê được truyền qua đường tĩnh mạch, thường được sử dụng trong các cuộc phẫu thuật ngắn, đơn giản. Bác sĩ / kỹ thuật viên sẽ tiêm thuốc ngủ, an thần, giảm đau, thuốc mê,.. khiến người bệnh rơi vào trạng thái mê. Giúp giảm đau nhưng vẫn bảo vệ được phản xạ hô hấp. Trong quá trình gây mê tĩnh mạch, bệnh nhân có thể tự thở hoặc được giúp thở ôxy qua mask, không dùng thuốc mê hơi.

IMG_7931_1

3. Gây mê nội khí quản

Gây mê nội khí quản là một kỹ thuật gây mê có đặt ống nội khí quản để duy trì sự thông thoáng của đường hô hấp, giúp hút khí quản dễ dàng và kiểm soát hô hấp trong suốt quá trình phẫu thuật. Trong quá trình thực hiện, bệnh nhân sẽ mất cảm giác và ý thức tạm thời do tác dụng của thuốc gây mê, bệnh nhân có thể tự thở được nếu không dùng thuốc giãn cơ hoặc thở máy qua nội khí quản đối với trường hợp dùng thuốc dãn cơ.. Kỹ thuật này có tác dụng thông qua đường hô hấp, hút đàm nhớt khí phế quản dễ dàng. Bệnh nhân được gây mê toàn thân nhưng vẫn đảm bảo hô hấp ngay cả ở giai đoạn nguy kịch và hậu phẫu.

Đây là kỹ thuật được chỉ định hầu hết ở các cuộc phẫu thuật, đặc biệt là các cuộc phẫu thuật lớn kéo dài và có nhu cầu mềm cơ như :

- Phẫu thuật chấn thương sọ não

- Phẫu thuật mỗ lấy thai

- Phẫu thuật đường niệu ( niệu quản, thận )

- Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình.

- Phẫu thuật chấn thương vùng ngực, u phổi

- Phẫu thuật tai mũi họng.

- Phẫu thuật bệnh nhân đa chấn thương, sốc.

- Phẫu thuật dạ dày, đại tràng, ruột, tử cung, bàng quang.

- Phẫu thuật vùng đầu cho chấn thương.

- Kỹ thuật gây mê nội khí quản được dùng khi các kỹ thuật khác gặp khó khăn.

Tại bệnh viện Quốc tế Tâm Trí Hồng Ngự phương pháp gây mê nội khí quản được thực hiện với đội ngũ bác sĩ/kỹ thuật viên nhiều năm kinh nghiệm, thành thạo các kỹ thuật gây mê. Các trang thiết bị, máy móc và phương tiện hồi sức đầy đủ nhằm hỗ trợ quá trình gây mê diễn ra thuận lợi.

IMG_7958

4. Phương pháp gây mê phối hợp

Gây mê phối hợp là phương pháp kết hợp nhiều loại kỹ thuật và thuốc khác nhau bao gồm thuốc mê, giảm đau, giản cơ,.. Thông thường bệnh nhân sẽ được đặt nội khí quản hoặc mask thanh quản để kiểm soát hô hấp. Phương pháp này được sử dụng nhiều nhất trong gây mê để đạt được độ mê phù hợp với cuộc phẫu thuật.

Trước khi thực hiện các cuộc phẫu thuật dù là đại phẫu hay tiểu phẫu, Bác sĩ sẽ dùng phương pháp vô cảm để cắt xung động dây thần kinh truyền cảm giác về hệ thần kinh trung ương. Giúp loại bỏ một phần hay toàn bộ cảm giác đau đớn của người bệnh. Căn cứ vào tình trạng bệnh nhân, tính chất cuộc phẫu thuật, máy móc,.. bác sĩ sẽ lựa chọn ra phương pháp gây mê phù hợp hoặc kết hợp nhiều phương pháp cùng lúc để tăng tỷ lệ thành công, hạn chế rủi ro trong và sau cuộc mổ

Phương pháp vô cảm mang ý nghĩa vô cùng quan trọng trong các cuộc phẫu thuật dù là tiểu phẫu hay đại phẫu. Bác sĩ/ kỹ thuật viên gây mê lựa chọn đúng phương pháp vô cảm sẽ góp phần giúp cuộc phẫu thuật diễn ra nhanh chóng, an toàn và thuận lợi hơn. Cùng với trang thiết bị hiện đại, bác sĩ giàu kinh nghiệm tay nghề cao là yếu tố quan trọng để cuộc phẫu thuật được diễn ra thành công tốt đẹp.

Để được tư vấn về dịch vụ gây mê, gây tê an toàn tại bệnh viện Quốc tế Tâm Trí Hồng Ngự, khách hàng vui lòng liên hệ hotline tư vấn khách hàng 0348 111515 hoặc tổng đài 0277 3901000

 


BV Tâm Trí Hồng Ngự

Giới hạn tin theo ngày :